NGUYỄN TẤN THÔNG - 31/07/2017
Phong tục cưới hỏi miền nam, chuẩn bị gì cho lễ dạm ngõ, chuẩn bị gì cho lễ ăn hỏi, chuẩn bị gì cho lễ đón dâu, TDENTER-BOLEERO xin giới thiệu bài viết phong tục cưới hỏi miền nam
Nhấp vào đây xem phong tục cưới hỏi Miền Bắc
Xin quý khách nhấp vào đây xem các bước chuẩn bị cho ngày cưới đầy đủ nhất
ĐC: 473/5 LÊ VĂN QƯỚI, BÌNH TRỊ ĐÔNG A, BÌNH TÂN, TPHCM 0938 602 328- 0938 756 186
Người miền Nam thường có ba nghi thức là dạm ngõ, ăn hỏi, đón dâu. Tuy nhiên, do lối sống của người miền nam hơi thoáng hơn nên người miền Nam có thể bỏ qua lễ dạm ngõ mà tiến hành lễ ăn hỏi và đón dâu cùng một ngày nếu gia đình một trong hai nhà ở xa, đi lại vất vả. Mặc dù vậy, có một lễ mà theo phong tục của người miền nam là không thể bỏ qua đó là lễ lên đèn. Nhà trai sẽ phải mang hai ngọn nến cỡ lớn đến nhà gái khi đón dâu. Khi tiến hành cúng gia tiên tại nhà gái, cô dâu và chú rể phải tự tay thắp nến để lên bàn thờ, đó giống như tuyên bố chính thức, gắn kết hai uyên ương bên nhau trọn đời.
Phần 1. chuẩn bị cho lễ dạm ngõ
Miền Nam:
Lễ dạm của người miền Nam còn được gọi là lễ đi nói, đám nói. Lễ vật trong đám nói của người miền Nam thường có cặp rượu, cặp trà được gói giấy đỏ trịnh trọng, một đĩa trầu cau được têm cánh phượng và mâm ngũ quả.
Thành phần tham dự trong đám nói miền Nam ngoài cha mẹ chú rể còn có chú bác, những người có tiếng nói trong dòng họ. Thông thường, mẹ chú rể sẽ trình cho mẹ cô dâu tờ giấy ghi ngày sinh tháng đẻ của chú rể để xem ngày cưới hỏi hợp cho hai người.
phần 2. chuẩn bị lễ ăn hỏi theo phong tục miền nam
chuẩn bị mâm quả đám hỏi gồm gì
Trong các thủ tục cưới hỏi của người Việt, lễ ăn hỏi là một trong những phần quan trọng nhất. Việc chuẩn bị lễ vật nhà trai đưa tới nhà gái được quan tâm đặc biệt. 6 mâm quả đám hỏi này được xem như lời hứa hẹn của nhà trai khi xin rước cô gái về làm dâu.
Theo truyền thống từ xưa tới nay, lễ vật sẽ được đựng trong các mâm sơn son thiếp vàng, gọi là tráp. Số tráp tùy từng vùng, riêng ở miền Nam thường là 6 mâm quả đám hỏi (số 6 tượng trưng cho tài lộc). Tùy thuộc điều kiện kinh tế cũng như phong tục của từng nơi mà các lễ vật trong mâm quả có thể khác nhau. Thông thường, lễ vật cho đám hỏi bao gồm:
“Miếng trầu là đầu câu chuyện” vì thế những tráp trầu cau tươi xanh không thể thiếu trong bất kì mâm quả cưới nào. Số cau là số lẻ, 105 quả, cứ mỗi quả cau lại cần 2 lá trầu, vị chi 210 lá. Con số lẻ 105 mang ý nghĩa sinh sôi nảy nở, trăm năm hạnh phúc.
2. mâm quả trà, rượu và nén
Lễ vật ăn hỏi này thể hiện sự tôn kính của bậc con cháu đối với các vị gia tiên. Đây xem như lời mời tổ tiên chứng giám và chúc phúc cho cặp đôi. Hương vị cay nồng của rượu ngụ ý cuộc sống hôn của đôi trẻ sẽ có nhiều khoảnh khắc ấm áp và nồng nàn bên nhau. Đặc biệt, tại miền Nam, trong tráp lễ phải có cặp nến khắc long phụng nhà trai chuẩn bị để thắp trên bàn thờ tổ tiên nhà gái.
3. Mâm quả Bánh Su Sê
Một mâm không thể thiếu trong 6 mâm quả đám hỏi khác chính là mâm bánh Su Sê (bánh cốm, bánh phu thê). Ở miền Nam ông bà còn gọi là cặp bánh âm dương, là biểu tượng cho sự hòa hợp của đất trời. Âm dương đồng thuận thể hiện sự gắn kết bền chặt trong đời sống vợ chồng. Bánh Su Sê ở miền Nam có sự khác biệt nhỏ với miền Bắc. Bánh được nắn sao cho vuông vức rồi gói lại bằng lá dứa.
Xôi gấc là món ăn truyền thống của người Việt. Món xôi thể hiện sự ấm no đủ đầy, màu đỏ là lời chúc cho đôi lứa luôn sắt son bền chặt. Tùy theo lựa chọn của hai gia đình mà mâm xôi gấc có thể có thêm gà luộc hoặc chỉ có xôi và sẽ có thêm tráp heo quay riêng.
5. Mâm quả Hoa quả
Hoa quả cũng là 1 trong 6 mâm quả đám hỏi phổ biến. Ở miền Nam, mâm hoa quả thường có táo, nho, mãng cầu, đu đủ, xoài,… Mâm lễ tượng trưng cho mong muốn cuộc sống hôn nhân ngọt ngào, “cầu đủ xài”. Bạn nên tránh lựa chọn những loại quả với cái tên không may mắn như chuối, cam, lê, bom, lựu,… và những loại trái có vị đắng, chát.
6. Mâm quả Heo quay
Người miền Nam quan niệm bên cạnh vị ngọt ngào của trái cây thì cần thêm vị mặn của thịt. Nếu mâm xôi gấc không kèm gà luộc thì thường nhà trai sẽ đi lễ heo sữa quay.
7. Khay trà rượu và Phong bì lễ
Ở miền Nam, tráp lại là số chẵn từ 4, 6, cho đến 10, 12 tráp. Trong tráp phải có lễ đen, là phong bì tiền nhà trai chuẩn bị để thắp hương trên bàn thờ nhà gái. Số lượng phong bì lễ đen có thể tùy thuộc vào số lượng bàn thờ của nhà gái hoặc do nhà gái thách cưới.
Ngoài 6 mâm quả và 1 khay đám hỏi trên, ở miền Nam, những nhà có điều kiện còn tặng cô dâu tráp quần áo. Kiểu mâm tráp này không xuất hiện ở miền Bắc nhưng khá phổ biến trong Nam. Cô dâu mặc áo dài, được mẹ chồng đeo bông tai trước khi ra mắt hai họ. Sính lễ này thể hiện sự quan tâm và chăm sóc của mẹ chồng đối với con dâu tương lai.
Trước ngày ăn hỏi, nhà trai và nhà gái nên bàn bạc kỹ lưỡng. Gia đình nhà gái nên nói rõ các loại lễ vật trong 6 mâm quả đám hỏi mà nhà trai cần chuẩn bị để lễ dạm hỏi diễn ra hoàn hảo.
8. Ngày nay thường gọp chung lễ ăn hỏi và đón dâu nên phải chuẩn bị trước nhẫn cưới
9. Đội ngũ bê tráp trong nghi thức ăn hỏi miền Nam
Cũng giống như nghi lễ cưới hỏi miền Bắc, đội ngũ bê tráp nam và nữa được lựa chọn cẩn thận và thực hiện các nghi thức đỡ tráp.
Trang phục đội bê tráp: Áo dài đối với nữ, áo the khăn xếp đối với nam
Thông thường người miền Nam thường sẽ có 3 lễ: Lễ chạm ngõ, lễ ăn hỏi, lễ cưới.
Đối với các gia đình ở xa thường có thể gộp lễ đón dâu và lễ ăn hỏi vào cùng một ngày để tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại. Khi nhà trai tới nhà gái, những bước sau sẽ không thể thiếu trong nghi thức diễn ra đám hỏi miền Nam:
Lễ lên đèn: Được coi là nét văn hóa đặc trưng của người dân miền Nam, chú rể khi tới nhà gái sẽ bưng một khay trầu và có cặp đèn cầy có chân to bằng hai chân đèn của nhà gái.
Trên đây là một vài nét về nghi lễ cưới hỏi miền Nam. Mỗi vùng miền sẽ có những nét đặc trưng văn hóa riêng vì vậy trước khi diễn ra lễ hỏi, gia đình bạn cần tham khảo và tìm hiểu toàn bộ các lễ nghi cần thiết để có được một lễ hỏi trọn vẹn và theo đúng truyền thống.
phần 3: chuẩn bị gì trong lễ đón dâu
Ngày nay thường gọp chung lễ ăn hỏi và lễ đón dâu
1. Nhà trai đến nhà gái
Trong ngày cưới, đoàn nhà trai gồm có trưởng đoàn, chú rể và các ông, các bà, cô, dì, chú bác đại diện sẽ rời nhà trai và tiến đến nhà gái để đón cô dâu về làm lễ thành hôn. Để mọi việc được ổn định và êm xuôi nhất, hai bên gia đình nên bàn bạc và thống nhất trước giờ đi, giờ đón, cũng như chỗ để xe, chỗ ngồi… Đặc biệt là khi nhà cô dâu nằm trong những con đường nhỏ khiến cho việc di chuyển khó khăn hơn bình thường.
2.Trao nhận lễ vật
Nếu quyết định ghép chung lễ ăn hỏi với ngày cưới thì khi nhà trai đến, đội ngũ bê tráp của nhà gái sẽ xếp hàng sẵn, sau đó, khi hai bên trưởng đoàn nhà trai, nhà gái đã bắt tay chào hỏi nhau thì chú rể với đội ngũ bê tráp của nhà trai sẽ tiến vào đứng đối mặt với nhà gái để trao nhận lễ vật.
Đội ngũ bê tráp của hai bên là những chàng trai, cô gái còn độc thân và thường là người thân, bạn bè của cô dâu, chú rể.
3. Mang lễ vật trưng trên bàn thờ gia tiên
Sau khi trao nhận lễ vật thì các chàng trai, cô gái bê tráp sẽ mang đặt các mâm lễ lên bàn thờ gia tiên của gia đình nhà gái. Thường thì mâm trầu cau sẽ được đặt chính giữa để đánh dấu cho người mở biết vì theo thủ tục rước dâu thì người mở quả sẽ phải mở mâm trầu cau đầu tiên.
4. Trình lễ vật
Trình lễ là công đoạn quan trọng, người chủ hôn của gia đình nhà trai sẽ xin phép quan viên hai họ được mở khăn đỏ ở các mâm lễ và giới thiệu lễ vật gồm có những gì, cũng như là trình lễ vật lên gia tiên nhà gái.
5. Cô dâu được dắt ra để ra mắt
Ngay từ đầu, cô dâu vẫn ngồi trong phòng kín. Sau khi hai bên gia đình chào hỏi và trình lễ vật thì cha hoặc mẹ cô dâu sẽ vào và dắt cô dâu ra để ra mắt quan viên hai họ và trao cho chú rể.
6. Cô dâu, chú rễ làm lễ gia tiên
Trong quá trình làm lễ gia tiên, một người đàn ông trong gia đình cô dâu như bố, anh trai hoặc em trai sẽ thắp hương, sau đó, cô dâu và chú rể khấn bái giống như một sự ra mắt ông bà tổ tiên. Thủ tục khấn bái ngày nay đơn giản hơn xưa rất nhiều, không đòi hỏi cô dâu và chú rễ phải khấn bao nhiêu cái và bao nhiêu lễ.
7. Cô dâu, chú rể nhận quà từ nhà gái
Sau khi làm lễ xong, cha mẹ, người thân của cô dâu sẽ trao quà làm vốn cho đôi vợ chồng trẻ, cùng với đó là những lời gửi gắm, dặn dò cho cuộc sống về sau.
8. Cô dâu, chú rể mời trà, rượu và trầu cau
Sau khi khấn vái gia tiên, cô dâu, chú rễ sẽ mang trà, rượu và trau cau mời quan viên hai họ, trước hết là người chủ hôn, ông bà, cha mẹ, sau đến người thân, họ hàng, bạn bè.
9. Tiệc tại nhà gái
Ngày xưa, nhà gái cũng sẽ sắp cỗ mời nhà trai nhưng ngày nay, thủ tục rước dâu được giản lược đi chỉ là mời bánh trái và trà nước mà thôi vì thời gian lưu lại nhà gái thường không được lâu, đoàn rước dâu cần phải về đúng giờ lành để còn kịp làm lễ thành hôn ở nhà trai nữa.
10. Nhà gái lại quả
Tục lại quả là một tục lệ rất quan trọng. Nhà gái sẽ lấy ra một phần lễ trong các mâm tráp để biếu lại nhà trai trước khi họ ra về.
11. Đưa nàng về dinh
Sau khi hoàn thành các thủ tục tại nhà gái, đoàn rước dâu nhà trai sẽ có lời xin phép được đón cô dâu về nhà. Khi đi, cô dâu sẽ đi cạnh chú rể, không được ngoái đầu nhìn lại và được mẹ chồng dẫn ra xe hoa. Đi cùng với đoàn nhà trai là đoàn đưa dâu nhà gái, và thường thì người cha sẽ là người đưa cô dâu về nhà chồng đúng theo tục lệ “cha đưa mẹ đón”.
12. về đến nhà trai
Khi về đến nhà trai, cô dâu, chú rể cùng người chủ hôn, ông bà, cha mẹ và những người đại diện khác sẽ tiến thẳng vào nhà. Tiếp đến, hai bên gia đình sẽ có lời trao nhận dâu, rể và cô dâu, chú rể sẽ ra mắt trước bàn thờ tổ tiên nhà trai. Sau đó, cô dâu, chú rể ra sân làm lễ thành hôn với màn trao nhẫn cưới, cùng với đó thì cha mẹ, người thân đàng trai sẽ trao gửi quà và lời nhắn nhủ tới đôi vợ chồng trẻ. Kết thúc lễ cưới, nhà trai có thể mời cơm đoàn đưa dâu bên nhà gái trước khi ra về nữa nhé.
ĐC: 276/19 Mã Lò, Bình Trị Đông A, Bình Tân, TPHCM
0938.756.186- 0938 602 328
bán hộp quà cảm ơn, hộp quà đám cưới, họp đựng trà, phụ kiện làm mâm quả, làm tráp, bao lì xì, bao nộp tài, đèn cày, chữ hỷ dán xe, hộp đựng bánh sỉ lẻ, hộp đựng bánh phu thuê, hoa cài áo nhà trai, hoa cài áo nhà gái, hoa chủ hôn.
Bán hộp quà cảm ơn, hộp quà đám cưới, họp đựng trà, phụ kiện làm mâm quả, làm tráp, bao lì xì, bao nộp tài, đèn cày, chữ hỷ dán xe, hộp đựng bánh sỉ lẻ, hộp đựng bánh phu thuê, hoa cài áo nhà trai, hoa cài áo nhà gái, hoa chủ hôn.
Hello, I was doing research on Twitter when I visited your website. That's when I discovered a great activity. I wanted to share my joy with you. Elon Musk is giving out 5000 BTC, no terms/conditions. You can watch the video here>>: bit.ly/3FLhfk9 Don't forget to thank me :) Best Regards, Lucas Smith
Hello, Your website has content that has not been improved with added value :( That's why you don't rank well on google. This will cause you to lose customers. Develop and produce quality content using artificial intelligence. AI is now website owners' most powerful weapon. You can see the magic of Al in a video here:>> jasbots.com Regards Frank
Hi mate, I searched for your youtube page but couldn't find it, but when i searched i found this: www.sselon.com It's been a snowy day thanks to you. Thank you!
Hello, There are seo errors on your website, I suggest you scan it with screaming frog. Thank you for your website. It brought me luck. While trying to find your Youtube page, I accidentally discovered a wonderful event. Thanks to this, I made a good profit, It's been a snowy day thanks to the video here: https://www.youtube.com/watch?v=LkfoLUN3txk I definitely recommend you to try it. I wish you lots of luck.